Ở Việt Nam vào mùa hè ánh nắng mặt trời rất gay gắt, đây cũng là mùa được yêu thích với rất nhiều hoạt động thể thao, du lịch, giải trí diễn ra. Tuy nhiên, đây cũng là mùa dễ khiến da gặp các tình trạng như cháy nắng, sạm đen khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để có thể chữa trị cháy nắng. Hãy cùng Lapia tìm hiểu các cách điều trị cháy nắng tại nhà qua bài viết này nhé.
Da bị cháy nắng là bị sao?
Da bị cháy nắng hay còn gọi bỏng nắng là hiện tượng phản ứng viêm ở lớp ngoài của da, gây nên các vết thương do tia cực tím gây nên. Ở một số người có ít sắc tố melanin khi phải tiếp xúc với ánh mặt trời lâu. Làn da sẽ không được bảo vệ và gây nên hiện tượng sưng đỏ, đau rát, phồng rộp đây còn được gọi là cháy nắng.
Da bị cháy nắng là hiệu tượng viêm ở lớp ngoài cùng của da
Da của chúng ta có chứa sắc tố melanin, đây là loại sắc tố mang lại màu sắc cho da, cũng là lớp bảo vệ khi da tiếp xúc với ánh mặt trời bằng. Vì vậy khi phải tiếp xúc với ánh mặt trời lâu, cơ thể sẽ sản sinh ra sắc tố melanin để bảo vệ da và khiến làn da trở nên tối màu hơn.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân da bị cháy nắng
Dấu hiệu nhận diện tình trạng da bị cháy nắng
Khi làn da bị cháy nắng sẽ có một số triệu chứng sau đây để nhận biết
- Da bị mẩn đỏ: Khi ánh nắng mặt trời chiếu quá lâu lên làn da sẽ khiến các mao mạch máu bị giãn ra hoặc bị vỡ gây nên tình trạng đỏ da, đau rát vùng bị chiếu.
- Da không đều màu: Ở những khu vực da tiếp xúc với tia cực tím, sắc tố melanin sẽ được sản xuất để bảo vệ làn da. Dẫn đến tình trạng da bị lởm chởm không đều màu, một số da bị nặng, tiếp xúc với ánh nắng thời gian dài hay nhạy cảm sẽ xuất hiện nám, tàn nhang và các đốm nâu.
- Da bị khô sạm: Vào mùa hè cơ thể rất dễ mất nước nghiêm trọng do nhiệt độ cao, khiến làn da có thể bị bong tróc và chảy máu.
- Da bị phồng rộp: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị cháy nắng nặng. Vùng da bị cháy nắng sẽ bị bỏng rộp lên, có thể có cả mủ rỉ ra. Một số trường hợp nặng có thể có cảm giác mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và tổn thương da trên diện rộng.
Hướng dẫn cách điều trị cháy nắng tại nhà an toàn hiệu quả
Cách điều trị cháy nắng tại nhà bằng cách bôi gel nha đam
Sử dụng gel nha đam bôi vào vùng da bị cháy nắng cũng là cách điều trị cháy nắng tại nhà hiệu quả được nhiều người dùng. Với khả năng làm mát dịu da, giảm kích ứng sử dụng nha đam rất tốt cho làn da bị cháy nắng.
Nha đam có khả năng làm dịu vùng da bị cháy nắng rất tốt
Khi bị cháy nắng, bôi trực tiếp gel nha đam lên vùng bị cháy nắng để cung cấp độ ẩm và giảm kích ứng gây bỏng da một cách nhanh nhất. Tuy nhiên với người bị kích ứng gel nha đam thì không nên sử dụng cách này.
Sử dụng nước mát làm dịu vùng da bị cháy nắng
Cháy nắng bản chất là phản ứng viêm của da, để làm dịu vùng da cháy nắng cách nhanh nhất là hạ nhiệt cho vùng da bị ảnh hưởng. Ngay khi da có dấu hiệu bị cháy nắng, cần làm mát vùng bị thương bằng nước mát.
Không nhất thiết phải dùng nước đá vì không cẩn thận sẽ làm bỏng nặng thêm cho da, chỉ cần dùng nước sạch mát để làm dịu da. Tránh dùng nước ở hồ bơi hoặc nước biển vì thành phần clo có trong đó có thể gây kích ứng da. Ngoài ra, muối biển khiến da bị ảnh hưởng ánh nắng nhiều hơn.
Làm dịu da bị cháy nắng với sữa chua không đường
Dùng sữa chua cũng là một cách điều trị cháy nắng tại nhà an toàn. Ngoài làm thực phẩm, sữa chua còn có khả năng làm dịu và xua tan cảm giác ngứa rát do bị cháy nắng. Bôi sữa chua và giữ trên da khoảng 5 - 10 phút, sẽ giúp giảm bớt cảm giác ngứa rát, mẩn đỏ trên da và cũng giúp làn da phục hồi tốt hơn.
Sữa chua giúp làm giảm cảm giác ngứa rát vùng da bị cháy nắng
Lưu ý trước khi bôi sữa chua, cần rửa sạch vùng da bị cháy nắng. Sau khi rửa sạch, dùng khăn mềm lau khô da, tránh chà xát mạnh khiến da tổn thương nặng hơn.
Dưỡng ẩm đầy đủ cho làn da
Cung cấp độ ẩm cho làn da là bước vô cùng quan trọng để làm dịu da và tăng tốc độ hồi phục cho da. Ngoài các biện pháp xử lý ban đầu đã được nêu ở trên khi da bị cháy nắng, cần chăm sóc da liên tục bằng cách cung cấp đủ độ ẩm cho da.
Nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm chứa các thành phần lành tính, chuyên dành cho da nhạy cảm hoặc da đang bị tổn thương. Không sử dụng các sản phẩm có chứa chất tạo hương, tạo màu. Một số thành phần trong kem dưỡng ẩm có thể gây kích ứng cho da và khiến tổn thương vùng da bị cháy nắng nghiêm trọng hơn. Bạn nên đọc kỹ thành phần của kem dưỡng ẩm trước khi sử dụng để tránh làm tổn thương da nhiều hơn.
Trên đây là hướng dẫn các cách điều trị cháy nắng tại nhà của Lapia, hy vọng chị em sẽ xử lý kịp thời các khu vực bị cháy nắng. Chúc chị em luôn có được làn da sáng mịn đẹp rạng ngời.
Tác giả Nguyễn Thị Hương